KDMart
KDMart

RƯỢU THUỐC - DƯỚI GÓC NHÌN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trải qua hàng nghìn năm, rượu đã là dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Vậy trong Y học cổ truyền, quan niệm về rượu thuốc như thế nào?

Rượu thuốc được sử dụng phổ biến từ thời xa xưa

Rượu thuốc được sử dụng phổ biến từ thời xa xưa

Vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10000 – 4000 năm trước), thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều, người ta bắt đầu ủ rượu. Thời kỳ Ân – Thương cũng phát hiện đồ uống rượu và di chỉ xưởng nấu rượu với quy mô lớn. Triều đình nhà Chu có các chức quan như “Tửu chính”, “Tửu nhân” có thể làm ra các loại rượu có chủng loại và công dụng khác nhau như nguyên tửu (rượu đen), lễ trản (rượu ngọt), tư mễ (rượu từ ngũ cốc), di tửu (rượu từ hạt kê), từ đó cho thấy kỹ thuật nấu rượu đã phát triển cao độ vào thời kỳ Xuân thu chiến quốc.

Tại Việt nam,  trải qua hơn 4000 năm, việc sử dụng rượu và rượu thuốc trong điều trị đã trở nên phổ biến. Đến nay tác dụng của rượu thuốc đã được ghi nhận cũng như quan tâm phát triển của cả y tế trong và ngoài nước, từ nền y học cổ truyền đến nền y học hiện đại. Đặc biệt nền tảng bào chế rượu cổ truyền cũng đã được phát triển nhờ các phương tiện khoa học kỹ thuật cao, đồng thời mở ra nhiều hướng đi trong công tác kế thừa, nghiên cứu và phát triển nhiều loại rượu thuốc nổi tiếng trong lịch sử truyền thống, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Công dụng của rượu thuốc

Trong lĩnh vực y học, Đông y có câu:  “ Tửu năng hành huyết khu phong. Ẩm nhất bôi thiên sầu tận giải! ”, nghĩa là tửu có khả năng hành huyết khu phong, uống một chén nghìn sầu tận giải.

Hay bài thơ lưu truyền:

“Bán dạ thâm bôi tửu

Bình minh nhất trảng trà

Thất nhật dâm nhất độ

Lương y bất đáo gia”

Nghĩa là nửa đêm uống chén rượu, tảng sáng uống bình trà, bảy ngày quan hệ tình dục một lần thì thầy thuốc không đến nhà. Nói như vậy để biết rằng rượu có tác dụng điều trị cũng như dưỡng sinh không hề nhỏ nếu chúng ta biết sử dụng đúng.

Y học hiện đại có nhiều đề tài nghiên cứu về rượu. Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược: Uống điều độ (100ml rượu vang) có khả năng phòng ngừa bệnh mạch vành, giảm huyết áp, ngăn cản hình thành huyết khối. Bên cạnh đó, rượu là một dung môi tốt để hòa tan các dược chất trong dược liệu, từ đó tạo thành các sản phẩm rượu thuốc có nhiều tác dụng như: Bổ khí, tráng dương, bổ can thận; An thần; Hoạt huyết thông lạc khu phong chỉ thống; Ôn kinh trừ hàn; Hành huyết điều kinh….

Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể dùng 1 vị thuốc hoặc nhiều vị để ngâm bằng nhiều cách khác nhau.

Sử dụng rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe

Sử dụng rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe

Bồi bổ bằng rượu thuốc

Y học cổ truyền vốn nổi tiếng với các phương rượu thuốc bồi bổ như: rượu Thánh Tế, Hoa Đà hoàng tinh, rượu hồng nhan Ngụy Quốc Công, rượu Chu Công,hay ở VN với rượu Minh Mạng (minh mạng thang) hay rượu amakong vẫn lưu truyền. Trong đó, có một loại rượu thuốc rẻ tiền, dễ kiếm nhưng có nhiều tác dụng quý: rượu đinh lăng. Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi thì rễ của cây đinh lăng tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng. Ngoài ra đinh lăng cũng là loại thuốc tăng lực, ít độc hơn nhân sâm, không gây tăng huyết áp. Đinh lăng còn dùng làm thuốc bổ trị suy nhược cơ thể tiêu hóa kém. Kinh nghiệm cho thấy đinh lăng còn làm tăng trí nhớ dùng tốt cho người già trí nhớ giảm sút, hay quên… Chính vì thế, do có những tính chất như nhân sâm (do có nhiều loại saponin, acid amin)  nhưng là loại cây dễ trồng, dễ tìm nên người dân có thể trồng và sử dụng. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng gọi đinh lăng là “cây sâm của người nghèo”. Thân, rễ đinh lăng thường để ngâm rượu hoặc sắc nước uống…

Chọn củ đinh lăng 5 tuổi đã có khả năng ngâm rượu. Có 2 hình thức ngâm là ngâm nguyên củ và ngâm rễ thái lát sao vàng. Phần lõi gỗ của rễ không có nhiều giá trị dược liệu nên có thể dùng dao tre để tách lấy phần vỏ rễ, sau đó thái lát sao vàng hạ thổ để ngâm với tỉ lệ: 3kg đinh lăng/10l rượu, ngâm 100 ngày trong chỗ tối có thể sử dụng. mỗi ngày 1 lần 10ml vào buổi tối

Làm đẹp từ rượu thuốc

Đông y học quan niệm: Bên trong có đầy đủ thì bên ngoài mới được tươi tốt vinh nhuận, sự mịn màng và thô ráp của làn da liên quan mật thiết đến chức năng của ngũ tạng và sự thịnh suy của khí huyết. Muốn làm đẹp, trước tiên phải điều chỉnh âm dương khí huyết của bản thân, tăng cường chức năng sinh lý của tạng phủ. Xuất phát từ đó Đông y học sản sinh ra nhiều bài thuốc ngâm rượu có khả năng bổ khí huyết, hoặc điều chỉnh chức năng của tạng phủ, qua đó tăng cường vẻ tươi nhuận cho làn da. Lưu ý các bài thuốc chủ yếu dùng cho những người khí huyết, tạng phủ hư suy với các triệu chứng: sắc mặt nhợt nhạt, tiều tụy, da thô ráp, tóc bạc sớm, lông tóc khô,… các trường hợp mắc bệnh lý da liễu đặc biệt cần điều trị theo đúng phác đồ dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Có thể kể đến Hồng nhan tửu gồm có: Nhân sâm 20g, Đương quy 30g, Ngọc trúc 30g, Hoàng tinh 30g, Kỷ tử 30g, Hà thủ ô chế 30g, Rượu vang 1500ml

Các vị trên cắt nhuyễn, cho vào vò đậy kín ngâm 7 ngày là dùng được. Mỗi sáng tối uống 1 lần 15ml sau ăn 30p. Hồng nhan tửu có công dụng mịn da đen tóc, kéo dài tuổi thọ, dùng cho những người dung nhan tiều tụy, sắc mặt nhợt nhạt, da lông thô ráp.

Rượu thuốc có tác dụng an thần, làm giảm lo âu

Rượu thuốc có tác dụng an thần, làm giảm lo âu

An thần

Nghiên cứu cho thấy tác động của rượu lên hệ thần kinh trung  phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu: ở nồng độ thấp rượu có tác dụng an thần, làm giảm lo âu. Có một bài thuốc y học cổ truyền bằng rượu thuốc đơn giản, hiệu quả trong việc an thần, giúp có được những giấc ngủ ngon mang tên: Tang long tửu gồm có hai thành phần chính: Quả dâu tằm chín phơi âm can cho khô (120g); long nhãn khô (120g).

Cho hai vị thuốc vào vò, đổ 5 lít rượu trắng 35 – 40 độ, ngâm 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 20ml vào buổi tối, không được uống say. Bài rượu thuốc có công năng dưỡng tâm bổ huyết an thần, bổ tỳ ích khí ôn thư huyết mạch. Chủ trị tâm tỳ suy, âm hư huyết thiểu dẫn đến hồi hộp mất ngủ, mệt mỏi mất sức, tai điếc mắt mờ. Người bình thường uống rượu này có thể tư bổ khí huyết cường thân.

Trị phong thấp nhức mỏi

Theo y học cổ truyền, bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tý, xuất hiện do Phong – Hàn – Thấp xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương cơ xương, máu huyết, kinh mạch… khiến bệnh nhân bị đau nhức gân xương, tê bại tay chân, suy nhược cơ thể. Để Chữa bệnh phong thấp, y học cổ truyền cho rằng phải khu phong, thông huyết, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, an thần, bồi bổ can thận và dưỡng khí lực bằng bài thuốc ngâm rượu sau: Sinh địa 20g; Hà thủ ô 20g; Phòng đẳng sâm 20g; Cốt toái bổ 20g; Cỏ xước 12g; Kê huyết đằng 12g; Bồ công anh 12g; Hy thiêm 12g; Dây đau xương 12g; Cốt khí 10g; Thiên niên kiện 10g; Vòi voi 10g.

Đông y có câu: Tửu năng hành huyết, tửu năng tà. Nghĩa là tửu có khả năng hành huyết và cũng có thể gây hại, tùy vào cách thức, mục đích sử dụng. Do vậy, cần sử dụng rượu thuốc đúng cách dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc để có thể phát huy được tối đa hiệu quả cũng như hạn chế thấp nhất tác hại do rượu mang lại.

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh

Đó chính là lý do RƯỢU ĐẠI BỔ GODA ra đời

Với các thành phần là:

+ Rượu gạo nguyên chất

+ 36 vị thảo dược cổ truyền

Rượu có công dụng: thông khí, hoạt huyết, kiện gân cốt, trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, và kéo dài tuổi thọ.

Rượu được ủ, chưng cất, ngâm, hạ thổtheo phương pháp thủ công cổ truyền.

Cách dùng: 20-30ml/ lần, 2-3 lần mỗi ngày.

________________________

☎️ 088 869 68 39

🏩 96 Lê Niệm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM

🌐Hoặc mua hàng trực tiếp trên fanpage http://www.kdmart.net/

⏰ Thời gian làm việc: 8h - 20h

#kdmart

#cuoc_song_khoe_dep

Bạn đang xem: RƯỢU THUỐC - DƯỚI GÓC NHÌN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 078 779 1939
x